Lưu trữ

Archive for Tháng Tám, 2009

Bài viết thử

C2: Rơi trong không khí vật chịu lực tác dụng của không khí. Lực này tăng theo tốc độ của vật và phụ thuộc vào tiết diện, bề mặt của vật

Bài viết tìm kiếm định dạng

1. Thế nào là sự rơi tự do

–   Trong không khí, các vật rơi nhanh chậm khác nhau

–  Nếu không có lực cản của không khí, các vật rơi nhanh như nhau

–  Sự rơi tự do là sự rơi của một vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực

–  Với các vật thể có khối lượng riêng lớn, lực cản ít ảnh hưởng lên sự rơi của nó và ta có thể xem đó là rơi tự do. Ví dụ: sự rơi của viên bi, hòn đá có thể xem là rơi tự do, chuyển động của quả bóng trong không khí không xem là rơi tự do…

2. Phương và chiều của rơi tự do

–  Phương: thẳng đứng

–  Chiều: từ trên xuống dưới

3. Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

–   Khảo sát chuyển động rơi tự do của một chuyển động rơi tự do người ta thấy quãng đường chuyển động tỷ lệ với thời gian => Rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.

4. Gia tốc rơi tự do

–    Giá trị của gia tốc rơi tự do g ≈ 9,8 m/s2.

–    Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vị trí khảo sát. Càng gần xích đạo, gia tốc rơi tự do càng nhỏ

5. Vận tốc và quãng đường của rơi tự do

–   v = gt

–   s = gt2/2

6. Chuyển động ném lên thẳng đứng

–    Khi vật được ném lên thì nó sẽ chuyển động chậm dần đều với gia tốc g

–    v = v0 – gt

–    s = v0t – gt2/2

C1: Măt Trăng không có không khí do đó sự rơi tự do trên Mặt Trăng là rơi tự do

Hello world!

Tháng Tám 30, 2009 1 Bình luận

Welcome to WordPress.com. This is your first post. Edit or delete it and start blogging!

Chuyên mục:THƯ MỤC TỔNG HỢP

Hello world!

Tháng Tám 29, 2009 1 Bình luận

BÀI GIẢNG VẬT LÝ 10

CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

I. MỞ ĐẦU VỀ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT ĐIỂM

1. Các khái niệm về chuyển động:

– Chuyển động là sự thay đổi vị trí tương đối của vật này đối với vật kia

– Chuyển động mang tính tương đối vì chuyển động của một vật đối với các vật khác nhau là khác nhau

– Chất điểm là vật thể có kích thước rất nhỏ.

– Khi kích thước của vật rất nhỏ so với phạm vi chuyển động thì ta có thể xem nó là chất điểm

– Các dạng của chuyển động: tịnh tiến, quay, song phẳng, bất kì

– Quỹ đạo là đường cong vật vạch ra trong không gian.

2. Hệ quy chiếu:

– Để xác định vị trí của một vật ta dùng trục tọa độ. Hệ bao gồm các trục tọa độ gọi là hệ trục tọa độ.

– Để xác định thời gian cho một sự kiện, ta dùng đồng hồ. Số chỉ của đồng hồ phụ thuộc vào lúc ta kích hoạt đồng hồ. Thời điểm lúc kích hoạt đồng hồ gọi là gốc thời gian.

– Một vật mốc gắn với hệ tọa độ cùng với một đồng hồ đã chọn gốc thời gian được gọi là một hệ quy chiếu.

3. Phương trình chuyển động:

– Là phương trình mô tả sự phụ thuộc của tọa độ vào thời gian

– Biết phương trình chuyển động ta có thể biết đầy đủ về chuyển động

II. VẬN TỐC. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

1. Vận tốc. Vận tốc trong chuyển động thẳng:

– Giả sử tại thời điểm t1 vật có tọa độ M1, tại thời điểm t2 vật có tọa độ M2. Véc tơ M1M2 gọi là véc tơ độ dời của vật từ thời điểm t1 đến t2.

– Trong chuyển động thẳng thì véc tơ độ dời có phương trùng với phương quỹ đạo và có trị đại số rx = x2 – x1.

– Véc tơ vận tốc là véc tơ xác định bởi: . Nó đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động.

– Xét trong một thời gian vô cùng nhỏ thì  được gọi là véc tơ vận tốc tức thời. Véc tơ vận tốc tức thời có phương tiếp tuyến với quỹ đạo, có chiều trùng với chiều chuyển động.

abc

abc

– Với chuyển động thẳng thì véc tơ vận tốc có giá trị đại số: .

– Tốc độ là đại lượng xác đinh bởi thương số . Nếu xét trong thời gian rất bé thì ta có tốc độ tức thời.

– Độ lớn vận tốc tức thời và tốc độ tức thời luôn bằng nhau.

Xem thêm .